Sửa Chữa Cải Tạo Sàn Bê Tông

Tại sao cần sửa chữa cải tạo sàn bê tông cũ?

Sàn bê tông là một trong những loại sàn được sử dụng phổ biến trong các dự án nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm, bảo tàng… nhờ vào những ưu điểm vượt trội như: chịu lực tốt, tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí hơn một số loại mặt sàn khác.

Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, do tác động của hóa chất, môi trường và nhiều yếu tố khác có thể làm cho sàn gặp nhiều vấn đề như:

– Sàn bê tông, sàn nhà cũ bị xuống cấp.

– Lớp sơn epoxy cũ hoặc các lớp bảo vệ bề mặt sàn bê tông bị trầy xước, nứt vỡ, rạn, bong rộp, thủng lỗ chổ.

– Mặt sàn bị bong tróc, bám rêu mốc, hóa chất, dầu mỡ, thấm nước, phai màu

– Sàn quá cũ, bê tông mác thấp, sàn yếu do thoái hóa theo thời gian, rỗ bề mặt nặng…

Những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển, vệ sinh sàn, sự an toàn và cả thẩm mỹ. Về lâu dài sẽ bị hỏng trên diện rộng khiến chủ đầu tư phải thay lại toàn bộ sàn.

Vì vậy, việc phục hồi cải tạo lại sàn bê tông cũ là một trong những lựa chọn giúp bạn tiết kiệm được một khoản lớn trong chi phí thay vì đổi mới lại mặt sàn.

Nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của sàn bê tông

Mặc dù bê tông là một loại vật liệu khá vững chắc, nhưng sau một thời gian sử dụng vẫn có khả năng bị hư hại. Nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên chủ yếu là do:

– Sự co ngót của bê tông: Phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Khi trời lạnh bê tông sẽ co lại còn trời nóng thì nở ra, chính sự thay đổi nhiệt độ liên tục của môi trường khiến sàn bê tông bị co ngót theo, nếu quá trình này xảy ra vượt quá khả năng chịu uốn của bê tông thì sẽ xuất hiện các vết nứt.

– Độ ẩm: Bề mặt bê tông có độ xốp nhất định, hơi nước thẩm thấu thông qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sẽ tạo môi trường phát triển cho nấm mốc, khiến cho nền bê tông lâu ngày bị yếu đi dẫn đến xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt và làm mất màu bê tông.

– Thi công sàn kém: nguyên vật liệu kém chất lượng và thi công không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của sàn bê tông.

– Ngoài các nguyên nhân trên, thì những hoạt động của con người cũng là nguyên nhân trực tiếp và thường xuyên ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ sử dụng sàn bê tông:

  • Nhiều nhà máy, nhà xưởng có những xe forklift hay xe nâng pallet có trọng tải lớn thường xuyên hoạt động trên bề mặt sàn bê tông khiến cho bề mặt sàn dễ bị nứt, vỡ và biến dạng bề mặt.
  • Hơn nữa, dầu nhớt, dầu thắng từ những chiếc xe này hay bị vương vãi xuống sàn, ngấm vào kết cấu sàn bê tông gây ra hiện tượng bê tông bị mục hóa và làm mất thẩm mỹ trong khuôn viên nhà xưởng.
  • Việc bảo dưỡng định kỳ không được chú trọng dẫn đến sàn dễ bị hỏng.

Quy trình cải tạo phục hồi sàn bê tông cũ

Để sàn bê tông cũ trở thành sàn bê tông mới, bền đẹp và đạt độ thẩm mỹ, độ cứng theo mong muốn thì cần triển khai cải tạo sữa chữa theo quy trình sau:

Bước 1: Đánh giá hiện trạng sàn bê tông: Bước đầu tiên là đánh giá hiện trạng của sàn bê tông, độ cứng của sàn, độ hư hỏng, xước, nứt, rạn của sàn bê tông

Bước 2: Phá bỏ bề mặt sàn bê tông cũ: Tiếp theo cần loại bỏ hết các lớp sơn phủ bề mặt sàn bê tông như các lớp keo dính, lớp thảm, gỗ, sơn epoxy, sơn PU, sơn phủ bề mặt sàn bê tông khác, các lớp tăng cứng hardener cũ cũng phải phá bỏ.

Bước 3: Xử lý hư hỏng sàn bê tông cũ: Kiểm tra và dùng keo, vữa trám trét các lỗ nứt, thủng, gãy vỡ, các hố to nhỏ trên sàn bê tông, tạo cho sàn bằng phẳng

Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ các vết dầu mỡ, trường hợp dầu mỡ thấm sâu vào trong bề mặt sàn bê tông thì dùng đèn khò để dưới tác dụng của nhiệt, dầu mỡ sẽ thấm ra bên ngoài rồi lau chùi sạch

Trường hợp sàn bê tông bị thấm hóa chất, phải sử dụng các dung dịch tẩy rửa hóa chất để tẩy rửa trung hòa hết toàn bộ hóa chất thấm trong bề mặt sàn bê tông

Bước 5: Phun hóa chất tăng cứng bê tông: phun hóa chất tăng cứng để các phản ứng hóa học xảy ra, lấp đầy các lỗ mao dẫn li ti trong bê tông, làm gia tăng mật độ vật chất bên trong và bên trên bề mặt sàn bê tông, để bảo vệ lại sự thẩm thấu của nước và bụi cũng như dầu mỡ

Bước 6: Mài sàn bê tông: Sàn bê tông lúc nãy đã sẵn sàng cho việc mài đánh bóng, sử dụng các lưỡi mài, phíp mài bóng sàn bê tông theo thứ tự tăng dần.

Bước 7: Đánh bóng sàn bê tông: Trước khi bề mặt hoàn thiện sàn bê tông đã xong, cần phun tiếp một lớp hóa chất phủ bóng bảo vệ bề mặt sàn bê tông trước khi sử dụng các phớt mài tốc độ cao để ép hóa chất thấm sâu vào bề mặt, đánh bóng bề mặt sàn lần cuối tới mức yêu cầu để đạt được độ sáng bóng cao nhất

Leave Comments

0925.63.63.68
0925636368