Sơn sàn PU công nghiệp là gì? Ưu, nhược điểm của sơn sàn PU công nghiệp

Sơn PU được biết đến là sản phẩm giúp bảo vệ bề mặt sàn công nghiệp, sàn nhà xưởng… Với nhiều tính năng vượt trội, sơn PU là một trong những giải pháp hàng đầu cho các nhà xưởng, kho bãi. Vậy liệu bạn đã biết sơn PU là gì, ưu và nhược điểm của dòng sơn này chưa? TRT Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về sơn sàn PU (Polyurethane)

1.1. Sơn sàn PU là gì?

Sơn sàn PU (Tên khoa học: Polyurethane) là loại sơn chất lượng cao gốc Polyurethane 4 thành phần. Sơn sàn PU không chứa dung môi và có cơ chế tự san phẳng. Sơn PU mang lại độ bền tuyệt vời, khả năng kháng hóa chất, axit mạnh, mài mòn cơ học và chống sốc nhiệt. Sơn sàn PU thường được sử dụng cho những môi trường làm việc có yêu cầu khắc nghiệt về nhiệt độ như sàn nhà xưởng, kho đông lạnh,…

1.2. Thành phần của sơn PU

Sơn PU gồm bốn thành phần chính: chất kết dính (polyisocyanate), chất đóng rắn, silicat và thành phần màu. Sự kết hợp của 4 loại thành phần này giúp sơn PU tạo nên bề mặt chắc chắn, tuổi thọ cao và khả năng kháng nước và hóa chất cực tốt. Sơn PU có độ phủ tốt, liên kết nhanh và không để lại mối nối ngay cả khi thi công riêng lẻ các khu vực sơn khác nhau.

1.3. Phương pháp thi công sơn PU 

Có hai phương pháp thi công sơn PU là sơn lăn rulo (khoảng 0,03mm) và sơn đổ tự san phẳng (khoảng 1 – 5mm). Việc lựa chọn sử dụng phương pháp thi công nào do nhà thầu và đơn vị thi công quyết định. Họ sẽ dựa trên hiện trạng công trình và ngân sách để lựa chọn phương pháp thi công phù hợp.

2. Phân tích ưu và nhược điểm của sơn PU

2.1. Ưu điểm của sơn sàn PU công nghiệp

Sơn sàn PU công nghiệp có độ bền vượt trội

Một trong những đặc tính nổi bật của Sơn PU là có độ bền cao. Với cấu trúc 3 lớp: lớp sơn lót, lớp màu, lớp bóng, các lớp sơn phủ bám dính vào bề mặt sàn bê tông và tăng cường độ bền chắc. Đặc tính này giúp tăng khả năng chịu trọng tải của bề mặt sàn công nghiệp. Vì vậy, nó chịu được sự tác động mạnh khi di chuyển của phương tiện, máy móc, thiết bị trong môi trường công nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng làm cho bề mặt sàn có khả năng chống tia cực tím tốt hơn. Sàn PU sẽ không bị bong tróc, hư hỏng khi tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Sơn sàn PU công nghiệp với khả năng chống ẩm, kháng hóa chất và axit mạnh

Sơn sàn PU với cấu trúc phân tử đặc biệt, giúp tạo sức căng bề mặt. Nhờ vậy, không có chất lỏng nào trên bề mặt có thể thẩm thấu vào bên trong mà thay vào đó sẽ ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt sàn. Hơn nữa, Sơn PU cũng có khả năng chống lại tác động của các loại axit và hóa chất mạnh. Điều này giúp bảo vệ sàn khỏi bị hư hại từ các tác nhân này. Đây là yếu tố quan trọng trong môi trường nhà xưởng, nơi thường xuyên tiếp xúc với các loại axit và hóa chất.

Sơn sàn PU công nghiệp giúp nâng cao tính thẩm mỹ

Không chỉ có tác dụng bảo về sàn, sơn PU còn giúp nâng cao tính thẩm mỹ hiệu quả. Vì thế, nhiều nhà đầu tư đã tin tưởng lựa chọn sơn PU cho sàn nhà, các không gian văn phòng, nhà máy sản xuất, trung tâm mua sắm, phòng thí nghiệm, kho đông lạnh… Sơn PU có nhiều màu sắc đa dạng phong phú, có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Tính thẩm mỹ cao cũng giúp tạo nên không gian làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.

Sơn sàn PU công nghiệp giúp giảm độ trơn trượt bề mặt sàn 

Sơn PU mang đến khả năng chống trơn trượt tuyệt vời. Với đặc tính thành phần giúp giảm độ trượt và tăng ma sát, khả năng chống trơn trượt này rất quan trọng trong việc bảo vệ người lao động, đảm bảo an toàn khi di chuyển trong điều kiện ẩm ướt hay dính dầu mỡ. Điều này làm giảm thiểu tối đa nguy cơ mất an toàn lao động và tạo môi trường làm việc hiệu quả tại nhà máy.

Sơn sàn PU công nghiệp giúp chống tia cực tím hiệu quả

 Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của sơn  PU khi so sánh với sơn Epoxy. Sơn PU mang đến khả năng chống tia PU cực tốt. Điều đó có sàn PU nghĩa là sẽ không bị ố vàng, bạc màu hay xuống cấp  ở những khu vực tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời khi sử dụng sơn PU. Do đó sơn PU là sự lựa chọn hoàn hảo cho các khu vực sàn ngoài trời.

Sơn sàn PU công nghiệp giúp tăng khả năng chịu nhiệt

Sơn PU mang lại khả năng chịu nhiệt vượt trội. Với khả năng chịu được nhiệt độ thấp đến cao, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, ứng dụng của sàn PU ngày càng phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nhà máy sản xuất, chế biến đến kho đông lạnh.

Quá trình thi công sơn PU nhanh chóng

Quá trình thi công sơn PU không tốn quá nhiều thời gian. Thời gian khô cứng chỉ kéo dài từ 2 – 4 ngày tùy vào điều kiện môi trường. Khả năng tự san phẳng của sơn PU không chỉ giúp tạo bề mặt nhẵn mịn, đồng đều mà còn giúp rút ngắn thời gian thi công.

Quy trình vệ sinh và bảo trì đơn giản và dễ dàng

Với những đặc tính như kháng nước, kháng hóa chất và bề mặt sáng bóng, sàn PU rất sạch và dễ lau chùi. Bạn chỉ cần sử dụng máy hút bụi hoặc cây lau nhà để làm sạch sàn PU. Đây chính là lý do vì sao sơn sàn PU được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy chế biến thực phẩm, trung tâm thương mại.

Sơn sàn PU công nghiệp có chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp

Việc sử dụng sơn PU với những đặc tính tuyệt vời trên giúp sàn khó bị hư hỏng, mài mòn theo thời gian. Điều này làm giảm nhu cầu bảo trì, sửa chữa thường xuyên. Việc bảo dưỡng sàn PU cũng đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa thông thường để thực hiện việc lau chùi hàng ngày.

Sơn sàn PU công nghiệp có thể ứng dụng trong nhiều công trình

Trong các dự án thi công sàn công nghiệp, sơn PU là sự lựa chọn tuyệt vời. Sơn PU có nhiều màu sắc khác nhau giúp tăng tính thẩm mỹ, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bạn. Sàn PU cũng có thể sử dụng mẫu mã với thiết kế truyền thống hoặc có thể cá nhân hóa tùy theo sở thích của bạn. Với các đặc tính của mình, sàn PU có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khác nhau:

  • Đặc tính chống mài mòn, chịu nhiệt: áp dụng cho bãi đỗ xe, tầng hầm,…
  • Đặc tính kháng khuẩn, chống nấm mốc: áp dụng cho bệnh viện, phòng khám,…
  • Đặc tính chịu lực cao, chống trơn trượt: áp dụng cho nhà xưởng, kho bãi,…
  • Đặc tính chống thấm nước và hóa chất: áp dụng cho các cơ sở sản xuất thực phẩm, nhà máy,..

2.2. Nhược điểm của sơn sàn PU công nghiệp

Sơn sàn PU công nghiệp có giá thành cao

Sơn PU là dòng sơn có giá thành tương đối cao. Sơn PU đòi hỏi độ chính xác cao trong pha chế hóa học nên sẽ có mức giá cao hơn các sản phẩm sơn công nghiệp khác. TRT Việt Nam xin giới thiệu sơ bộ đơn giá thi công sơn sàn PU công nghiệp. Đơn giá này được áp dụng cho bề mặt sàn thi công có diện tích từ 1000 m2 trở lên. Đơn giá có thể thay đổi tùy thuộc và tình huống cụ thể.

  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete MF 3mm: 600.000 VNĐ/m2 – 630.000 VNĐ/m2
  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete MF 4mm: 800.000 VNĐ/m2 – 830.000 VNĐ/m2
  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete UD200 6mm: 1.300.000 VNĐ/m2 – 1.330.000 VNĐ/m2
  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete UD200 7mm: 1.500.000 VNĐ/m2 – 1.530.000 VNĐ/m2

Sơn sàn PU công nghiệp có mùi hường nồng, hắc khó chịu

Trong quá trình thi công, sơn PU còn ở dạng lỏng, chưa khô hoàn toàn sẽ có mùi nồng nặc và hơi khó chịu. Mặc dù chúng không ảnh hưởng quá nhiều, tuy nhiên tiếp xúc lâu với mùi này có thể khiến cơ thể mệt mỏi. Vì thể khi thi công sơn sàn PU công nghiệp cần cách ly khu vực làm việc. Công nhân thi công cần được trang bị khẩu trang và các thiết bị lọc không khí. Khi sơn khô, mùi hương khó chịu sẽ biến mất hoàn toàn. Vì vậy bạn không cần lo lắng về mùi sơn khi sàn đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Sơn sàn PU công nghiệp đòi hỏi quy trình thi công nghiêm ngặt

Bên cạnh việc vệ sinh mặt bằng sạch sẽ trước khi thi công sàn PU, cần đảm bảo khử ẩm ở sàn bê tông cũng như độ ẩm không khí trong quá trình thi công không quá cao. Bởi thành phần sơn PU là chất liệu nhựa tổng hợp rất nhạy cảm với độ ẩm và nước.

Quy trình thi công sơn sàn PU công nghiệp thông thường sẽ gồm 6 bước:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt tạo nhám và chân bám
  • Bước 2: Tạo rãnh ngàm chống giật
  • Bước 3: Vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn
  • Bước 4: Thi công lớp sơn lót PU
  • Bước 5: Thi công lớp sơn phủ PU
  • Bước 6: Nghiệm thu công trình và bàn giao

Để tìm hiểu kĩ hơn về 6 bước này, các bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn quy trình thi công sơn sàn PU công nghiệp của chúng tôi.

Sơn sàn PU công nghiệp có thể tác động xấu tới môi trường

Ở mức nhiệt độ cao nhất định, Sơn PU có thể sẽ sinh ra khí độc. Một số khí này có tác động tiêu cực đến bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính. Tuy không độc hại như nhiều loại hóa chất khác nhưng không thể phủ nhận tác động tiêu cực của sơn PU tới môi trường.

3. Đơn vị thi công sơn PU sàn nhà xưởng uy tín

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thi công hoàn thiện sàn bê tông công trình, Công ty TNHH TRT Việt nam là đơn vị thi công sơn PU và sơn Epoxy uy tín hàng đầu, luôn được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Chúng tôi xin cam kết:

  • Tư vấn miễn phí: Được tư vấn miễn phí giúp tối ưu về giải pháp cũng như dịch vụ trước khi thi công
  • Giá cả: Giá tốt nhất khu vực miền Bắc hiện nay.
  • Sản phẩm: Chỉ thi công hàng chính hãng, chất lượng, có đầy đủ các tem, mác, giấy tờ, chứng chỉ CO/CQ hiện hành.
  • Chuyên môn: Đội ngũ tư vấn và thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm.
  • Thiết bị máy móc: Luôn sử dụng các hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến, giúp rút ngắn quá trình thi công và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Quy trình thi công: Đáp ứng đúng tiến độ, giám sát và thi công nghiêm ngặt, chuẩn kỹ thuật.
  • Chính sách sau thi công: Chế độ bảo hành dài hạn, hậu mãi chu đáo và tận tình

4. Kết luận

Trong bài biết này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về dòng sơn PU công nghiệp, cũng như ưu và nhược điểm của sơn PU sàn nhà xưởng. Nếu có vấn đề cần thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: trtvn.com hoặc Hotline: 0925.63.63.68 – 0931.838.586 (Mr. Hiền Tài) để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.

Leave Comments

0925.63.63.68
0925636368