HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY ĐÚNG CÁCH

Hiện nay, sơn Epoxy là giải pháp được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn khi thi công nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất, kho bãi bởi sơn Epoxy có nhiều ưu điểm vượt trội như: khả năng chống bám bụi, chống thấm, chịu mài mòn, chịu lực cao…, giúp bảo vệ bề mặt sàn, mang đến sự hiệu quả an toàn và ổn định trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sơn Epoxy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ sẽ hướng dẫn các bạn quy trình thi công sơn Epoxy đầy đủ, chính xác và chuyên nghiệp nhất.

1. Thành phần sơn Epoxy và ưu điểm của sơn Epoxy

1.1. Sơn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy là loại sơn 2 thành phần chất lượng cao được làm từ vật liệu epoxy gốc nhựa composite, được sử dụng để sơn phủ bề mặt sàn bê tông. Sơn Epoxy có gốc nhựa không chứa este, mang lại độ bám dính rất tốt cũng như khả năng chống nước tuyệt vời. Ngoài ra, cấu trúc phân tử ở trung tâm bao gồm hai vòng benzen vững chắc, tạo nên bề mặt sàn cứng cáp, chịu nhiệt.

1.2. Nhưng ưu điểm sơn Epoxy mang lại

Nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn phương pháp sơn Epoxy bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với một số phương pháp khác.

1.2.1. Sơn Epoxy giúp bảo vệ toàn diện bề mặt sàn

Sơn sàn Epoxy tạo ra một lớp sơn liền mạch giúp bảo vệ và ngăn chặn các yếu tố bên ngoài tác động lên sàn như: nhiệt độ, độ ẩm và các loại nấm mốc. Từ đó nâng cao độ bền cho sàn so với sàn bê tông thông thường

1.2.2. Đặc tính chịu lực tốt và chống trơn trượt

Việc đi lại, di chuyển thường xuyên, đặc biệt là vận chuyển các thiết bị, hàng hóa nặng trong các nhà máy, nhà xưởng ảnh hưởng rất lớn đến việc hư hỏng sàn bê tông. Nhờ đặc tính đàn hồi tốt nên sơn Epoxy có thể chịu được lực tác động lớn từ vài tấn đến hàng chục tấn tùy thuộc vào yêu cầu, quy trình thi công sơn Epoxy.

Khả năng chống trơn trượt là một trong những đặc tính nổi bật khi thi công sơn sàn Epoxy. Điều này giúp cho việc di chuyển trong các nhà xưởng trở nên thuận tiện và an toàn. Không chỉ trong công nghiệp, sơn Epoxy còn được sử dụng rộng rãi  trong các công trình dân dụng như chống thấm các tầng hầm chung cư, chống thấm mái tòa nhà, sơn, sân thể thao, gara ô tô…

1.2.3.Sơn Epoxy đa dạng về chủng loại

Sơn Epoxy đa dạng về chủng loại giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn, đáp ứng tốt nhất mục đích và nhu cầu của nhà đầu tư. Đồng thời, cũng phù hợp với nhiều bề mặt thi công khác nhau

  •  Sơn epoxy tự san phẳng (không dung môi): Mang đến khả năng chống ẩm, chống nấm mốc và kháng khuẩn hiệu quả, thường được sử dụng rộng rãi trong các công trình như bệnh viện, chung cư, trung tâm thương mại,…
  •  Sơn epoxy gốc nước, gốc dầu: Sở hữu những đặc tính vượt trội về độ bền, bảo vệ bề mặt tốt, khả năng chịu tải cao, kéo dài tuổi thọ cho công trình, thường dùng để sơn sàn bê tông tại các nhà máy, nhà xưởng, gara, tầng hầm,…

 

Muốn có một công trình sơn sàn Ehoàn thiện đảm bảo chất lượng cao, bề mặt sáng bóng đẹp, giá cả hợp lý đòi hỏi đội ngũ thi công cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công sơn Epoxy. Các bạn có thể tham khảo quy trình thu công sơn Epoxy của công ty chúng tôi sau đây:

2. Quy trình thi công sơn Epoxy

Thông thường, quy trình thi công sơn Epoxy sẽ bao gồcm bảy bước cơ bản:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt sàn bằng máy mài sàn chuyên dụng
  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn bằng máy hút bụi công nghiệp
  • Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy
  • Bước 4: Xử lý các lỗi và khuyết tật sàn bê tông
  • Bước 5: Thi công sơn Epoxy lớp thứ nhất
  • Bước 6: Thi công sơn Epoxy lớp thứ hai
  • Bước 7: Hoàn thiện và nghiệm thu công trình

Hãy cùng TRT tìm hiểu chi tiết 7 bước của quy trình thi công sơn Epoxy nhé!

2.1. Xử lý bề mặt sàn bằng máy mài sàn chuyên dụng

Công đoạn xử lý bề mặt sàn nhằm tạo độ bám dính cho lớp sơn Epoxy. Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình thi công sơn Epoxy, quyết định trực tiếp tới chất lượng và độ bám dính của lớp sơn Epoxy với bề mặt sàn bê tông nhà xưởng.

Trong trường hợp với những khách hàng có bề mặt thi công nhỏ (diện tích nhà xưởng dưới 500 m2) thì có thể sử dụng máy chà nhám cầm tay kết hợp với giấy giám để thực hiện công đoạn này.

2.2. Vệ sinh bề mặt sàn bằng máy hút bụi công nghiệp

Vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn bằng máy hút bụi công nghiệp và dụng cụ chuyên dụng. Quá trình làm sạch bề mặt sàn rất quan trọng vì bề mặt sàn sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình sơn Epoxy nhà xưởng của bạn.

2.3. Thi công lớp sơn lót Epoxy

Bước tiếp theo, chúng ta tiến hành sơn lót sau khi đã làm sạch và xử lý bề mặt. Bước này nhằm tạo ra độ bám dính, kết nối giữa sàn bê tông và lớp sơn Epoxy phía trên. Có hai phương pháp để thi công sơn lót đó là phương pháp lăn và phương pháp dùng súng phun sơn. Phương pháp lăn tốn ít chi phí hơn do yêu cầu kỹ thuật không cao. Cách thứ hai là sử dụng súng phun sơn để phun sơn lót Epoxy sẽ tốn nhiều chi phí hơn và cũng yêu cầu kĩ thuật cao hơn. Đơn vị thi công có thể lựa chọn sử dụng một trong hai phương pháp này tùy thuộc vào tài chính và yêu cầu chất lượng của chủ đầu tư.

Chú ý khi trộn hai thành phần A và B của sơn lót Epoxy:

  • Khuấy đều thành phần A, đổ từ từ thành phần B vào thành phần A và trộn từ 2 đến 3 phút cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
  • Quá trình trộn cần phải diễn ra tại nơi có không gian rộng rãi và sạch sẽ.
  • Đối với khối lượng nhỏ, cần lưu ý tỉ lệ trộn trên nhãn sản phẩm.

2.4. Xử lý các lỗi và khuyết tật sàn bê tông

Sàn bê tông yếu, có vết nứt, bề mặt không phẳng, thấm ngược, dính dầu, hoá chất…., cần tiến hành sử dụng các vật liệu Epoxy bả vá chuyên dụng  để bả, xử lý các lỗi, khuyết tật sàn bê tông.

2.5. Thi công sơn Epoxy lớp thứ nhất

Để thi công sơn Epoxy lớp thứ nhất, cần trộn đều 2 thành phần A và B là sơn và chất đóng rắn của sơn Epoxy theo đúng tỉ tệ tiêu chuẩn. Đầu tiên trộn thành phần A trong khoảng từ hai cho đến ba phút, sau đó, đổ từ từ thành phần B vào thành phần A và trộn thêm khoảng hai phút cho đến khi hỗn hợp hai thành phần đồng nhất đồng nhất. Nên sử dụng máy trộn chuyên dụng để cho ra hỗn hợp sản phẩm đạt tiêu chuẩn.  Không nên trộn quá lâu để tránh xuất hiện bọt khí, vật liệu đã trộn phải được sử dụng ngay, không được tái sử dụng cho lần sau. Thời gian đợi lớp này khô thường kéo dài khoảng 6 đến 8 tiếng, tùy thuộc vào yếu tố môi trường xung quanh như nhiệt độ, độ ẩm,…

2.6. Thi công sơn Epoxy lớp thứ hai

Thi công sơn Epoxy lớp thứ hai hay còn gọi là lớp sơn hoàn thiện. Trước khi thi công lớp sơn Epoxy lớp thứ hai, cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sàn thi công. Đây là lớp sơn hoàn thiện trong quy trình thi công sơn Epoxy, thể hiện rõ nét tính thẩm mỹ của công trình nên cần phải thi công cẩn thận, tránh tình trạng để lại gợn rulo lăn.

2.7. Hoàn thiện và nghiệm thu công trình

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công sơn Epoxy. Bước này chính là bước kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao công trình cho chủ doanh nghiệp. Thời gian nghiệm thu công trình khoảng từ 3 đến 4 ngày sau khi thi công lớp sơn hoàn thiện.

3. Những điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình thi công sơn Epoxy

Để có thể hoàn thiện được một mặt sàn sơn Epoxy chất lượng không phải là một việc dễ dàng, đòi hòi quy trình thi công sơn Epoxy phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn từng công đoạn, cũng như cần phải chú ý đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng thi công như: trình độ lao động đội ngũ thi công, chất lượng sàn bê tông,… Dưới đây là một số vấn đề các bạn cần lưu ý khi thi công sơn Epoxy.

3.1. Xác định chính xác định mức tiêu thụ sơn Epoxy

Để tính chính xác lượng sơn Epoxy cần dùng cho diện tích thi công, bạn cần xác định định mức tiêu thụ của sơn Epoxy. Thông thường định mức sơn Epoxy sẽ như sau:

  • Sơn lót Epoxy: 1kg sơn thi công được từ 8 đến 10m2, tương đương với định mức từ 0,1 đến 0,125 (kg/m2)
  • Sơn phủ Epoxy: 1kg sơn thi công được từ 8 đến 10m2 cho 1 lớp, tương đương với định mức từ 0,1 đến 0,125 (kg/m2/1 lớp). Nhưng do sơn phủ Epoxy được thi công 2 lớp nên định mức tiêu thụ cho 2 lớp sơn hoàn thiện là: 0,2 – 0,25 (kg/m2/2 lớp)

Để tính chính xác lượng sơn epoxy cần dùng, bạn lấy định mức sơn nhân với tổng diện tích cần thi công là sẽ ra chính xác lượng sơn Epoxy cần dùng.

Ví dụ:  Bạn muốn thi công sơn Epoxy cho bề mặt sàn có diện tích là 200 m2, với định mức sơn là 0,1 (kg/m2/1 lớp) thì cần lượng sơn Epoxy thực tế cần sử dụng là:

  • Sơn lót Epoxy cần: 200 x 0.1 = 20 (kg).
  • Sơn phủ Epoxy cần : 200 x 0.1 x 2 (lớp) = 40 (kg).

3.2. Hiện trạng mặt sàn bê tông

  • Cường độ chịu nén của bê tông phải đạt tối thiểu 25N/mm2.
  • Bê tông phải được thiết kế, sử dụng hế thống ngăn ẩm hoặc chống thẩm thấu ngược.
  • Sơn epoxy phải được thi công trên bề mặt sàn bê tông sạch, không bụi bẩn, dầu mỡ.
  • Cần phải sử dụng hóa chất và các biện pháp cơ học để loại bỏ những chất bẩn trên bề mặt sàn bê tông.
  • Bề mặt bê tông không phẳng hoặc bị hư hỏng phải được sửa chữa bằng những vật liệu chuyên dụng.

3.3. Chủng loại và thương hiệu sơn Epoxy

Mỗi loại sơn Epoxy đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo mục đích và yêu cầu của từng hạng mục công trình mà bên thi công sẽ đưa ra gợi ý lựa chọn loại sơn phù hợp. Mỗi loại sơn sàn Epoxy sẽ có đơn giá khác nhau, được phân loại thành các dòng sơn Epoxy giá rẻ, sơn Epoxy tầm trungsơn Epoxy cao cấp. Các dòng sơn Epoxy cao cấp của các thương hiệu Jotun, Sika, Kova,… thì mức giá thường sẽ khá cao, các chủ đầu từ có thể lựa chọn sơn Epoxy đến từ một số thương hiệu sơn ở phân khúc trung bình nhưng chất lượng đảm bảo như KCC Epoxy Paint, Joton, Rainbow, Nanpao,…

3.4. Các yếu tố độ ẩm và nhiệt độ

  • Độ ẩm của nền nhỏ hơn 6% khi đo bằng máy đo chuyên dụng
  • Nhiệt độ thi công tối thiểu 15°C
  • Nhiệt độ thi công tối đa 39°C
  • Độ điểm sương tối thiểu trên bề mặt là 3°C
  • Độ ẩm không khí tối đa 85%

3.5. Lưu ý trong quá trình thi công

  • Làm sạch ngay công cụ dụng cụ sau khi sử dụng bằng dung môi
  • Đeo khẩu trang trong suốt quá trình thi công
  • Đeo găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động trong suốt quá trình thi công để giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
  • Đảm bảo môi trường thi công luôn thông thoáng, không ô nhiễm

3.6. Một số nhân tố ảnh hưởng khác

  • Diện tích mặt bằng thi công.
  • Phương pháp,qui trình thi công sơn Epoxy.
  • Chi phí nhân công.
  • Thời gian thi công và hoàn thiện.
  • Vị trí địa lý khu vực thi công.

4. Kết luận

Quy trình thi công sơn Epoxy đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình từ công đoạn trộn sơn, xử lý bề mặt đến bước hoàn thiện và bảo trì. Mỗi công đoạn trong quá trình đều có tác động lớn đến các bước sau. Ví dụ như nếu bề mặt sàn không được xử lý và vệ sinh tốt sẽ dẫn đến lớp sơn sàn Epoxy bị phồng rộp, bong tróc và nhanh chóng hư hỏng. Công ty TNHH TRT Việt Nam chúng tôi đặc biệt chú trọng đến chất lượng.

  • Tư vấn miễn phí: Được tư vấn miễn phí giúp tối ưu về giải pháp cũng như dịch vụ trước khi thi công
  • Giá cả: Giá tốt nhất khu vực miền Bắc hiện nay.
  • Sản phẩm: Chỉ thi công hàng chính hãng, chất lượng, có đầy đủ các tem, mác, giấy tờ, chứng chỉ CO/CQ hiện hành.
  • Chuyên môn: Đội ngũ tư vấn và thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm.
  • Thiết bị máy móc: Luôn sử dụng các hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến, bắt kịp với xu thế, giúp rút ngắn quá trình thi công và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Quy trình thi công: Đáp ứng đúng tiến độ, giám sát và thi công nghiêm ngặt, chuẩn kỹ thuật.
  • Chính sách sau thi công: Chế độ bảo hành dài hạn, hậu mãi chu đáo, tận tình, đây là trách nhiệm của chúng tôi. Là một phần quan trọng trong việc tăng thêm mức độ uy tín của công ty trong mắt khách hàng, không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thi công hoàn thiện sàn bê tông công trình, Công ty TNHH TRT Việt nam là đơn vị thi công uy tín hàng đầu, được khách hàng đánh giá cao.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website trtvn.com hoặc Hotline 0925.63.63.68 – 0931.838.586 (Mr Hiền Tài) để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.

Leave Comments

0925.63.63.68
0925636368