Hướng dẫn quy trình thi công sơn PU sàn nhà xưởng

Sơn PU sàn công nghiệp đang là một trong những biện pháp thi công sơn sàn phổ biến nhất hiện nay. Bởi sơn PU mang lại những tính năng vượt trội như: tính thẩm mỹ, độ bền cao, khả năng kháng hóa chất, chống thấm, chống ẩm… Tuy nhiên, để lớp sơn PU phát huy tối đa hiệu quả nó mang lại, đòi hỏi quá trình thi công cần thực hiện đúng trình tự, tuân thủ nghêm ngặt các yêu cầu kĩ thuật. Dưới đây, TRT Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn quy trình thi công sơn PU đầy đủ và chính xác nhất.

1. Tìm hiểu khải quát về sơn PU

1.1. Sơn  PU là gì? Thành phần cấu tạo sơn PU?

Sơn sàn PU (tên khoa học: Polyurethane) là loại sơn sàn đa chức năng, có tính ứng dụng cao. Sơn PU gồm 4 thành phần chính: Chất kết dính (polyisocyanate), chất đóng rắn, silicat và thành phần màu. Bốn loại thành phần này mang đến cho sơn PU có khả năng rắn chắn, chịu mài mòn và kháng nước. Sơn sàn PU không chứa dung môi và có khả năng tự san phẳng. Đây là loại sơn hiệu suất cao, thường được sử dụng trong nhiều môi trường công nghiệp và thương mại.

1.2. Một số đặc tính của sơn PU sàn nhà xưởng công nghiệp

Sơn sàn PU (Polyurethane) là sự lựa chọn tuyệt vời để thi công sàn nhà xưởng công nghiệp. Dưới đây là một số đặc tính nổi bật của sơn sàn PU nhà xưởng:

Sơn PU có độ bền tốt 

Một trong những đặc tính nổi bật của Sơn PU là có độ bền cao. Đặc tính này giúp tăng khả năng chịu trọng tải của bề mặt sàn công nghiệp. Vì vậy, nó chịu được sự tác động khi di chuyển của phương tiện, máy móc, thiết bị trong môi trường công nghiệp.

Sơn PU có khả năng kháng hóa chất và axit mạnh

Sơn PU có khả năng chống lại tác động của các axit và hóa chất có tính ăn mòn mạnh. Điều này giúp bảo vệ sàn khỏi bị hư hại từ các tác nhân này. Đây là yếu tố quan trọng trong môi trường nhà xưởng, nơi thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất và axit.

Sơn PU giúp giảm trơn trượt bề mặt sàn

Các thành phần của sơn PU giúp tăng khả năng chống trơn trượt, đảm bảo an toàn khi di chuyển trong điều kiện ẩm ướt hay dính dầu mỡ. Điều này làm giảm thiểu tối đa nguy cơ mất an toàn lao động và tạo môi trường làm việc hiệu quả tại nhà máy.

Sơn PU có khả năng chịu nhiệt tốt

Sơn PU mang đến khả năng chịu nhiệt rất tốt và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, thích hợp cho những khu vực có môi trường nhiệt độ khắc nghiệt như các kho hàng đông lạnh hay nhà máy chế biến thực phẩm.

Sơn PU có khả năng chống thấm nước và chống ẩm

Chống thấm, chống ẩm là một trong những đặc tính tuyệt mà sơn PU mang lại. Sơn PU tạo ra lớp phủ bề mặt sàn bê tông có khả năng chống thấm, chống ẩm tốt. Đăc tính này giúp cho môi trường làm việc luôn khô thoáng và dễ dàng vệ sinh.

Sơn PU mang tính thẩm mỹ cao

Sơn PU có nhiều màu sắc đa dạng phong phú, có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Tính thẩm mỹ cao giúp tạo nên không gian làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.

Quá trình thi công sơn PU nhanh chóng

Quá trình thi công sơn PU không tốn quá nhiều thời gian. Thời gian khô cứng chỉ kéo dài từ 2 – 4 ngày tùy vào điều kiện môi trường. Khả năng tự san phẳng của sơn PU không chỉ giúp tạo bề mặt nhẵn mịn, đồng đều mà cong giúp tiết kiệm thời gian, giảm thời gian thi công.

Dễ dàng vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng

Cấu tạo sơn PU giúp bề mặt sàn nhà xưởng nhẵn mịn, không dễ bám bụi bẩn. Đặc tính này làm cho việc lau chùi, vệ sinh hàng ngày trở nên dễ dàng, đơn giản. Từ đó giúp đảm bảo môi trường làm việc luôn được duy trì sạch sẽ và an toàn, đồng thời rút ngắn thời gian, công sức cho công việc lau chùi hàng ngày.

Sơn PU có chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp

Việc sử dụng sơn PU với những đặc tính tuyệt vời trên giúp sàn khó bị hư hỏng, mài mòn theo thời gian. Điều này làm giảm nhu cầu bảo trì, sửa chữa thường xuyên. Việc bảo dưỡng sàn PU cũng đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa thông thường để thực hiện việc lau chùi hàng ngày.

1.3. Sơn sàn PU ứng dụng trong công nghiệp

Sơn PU là giải pháp hiệu quả, hữu ích trong xây dựng công nghiệp. Sơn PU mang lại những tính năng vượt trội tạo nên môi trường làm việc an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý thi công sàn PU trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp:

  • Nhà xưởng sản xuất: Sơn PU bảo vệ và tạo ra bề mặt sàn nhà xưởng sản xuất chịu được tải trọng cao, có khả năng chống mài mòn và kháng hóa chất.
  • Kho đông lạnh: Sơn PU có khả năng chống sốc nhiệt tốt, là lựa chọn lý tưởng để tạo bề mặt bảo vệ trong kho đông lạnh, nơi có nhiệt độ biến đổi lớn để bảo quản thực phẩm.
  • Nhà máy hóa chất: Sơn PU có khả năng kháng hóa chất tốt và tạo bề mặt liền mạch, giúp bảo vệ tối đa khu vực làm việc.
  • Nhà máy sản xuất thực phẩm, nước giải khát, bia: Trong ngành sản xuất thực phẩm, sơn PU giúp tạo bề mặt dễ lau chùi, chống thấm nước, giúp duy trì môi trường đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.
  • Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử: Sơn PU được sử dụng trong các nhà máy lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử, tạo bề mặt bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ.

1.4. So sánh sơn PU và sơn Epoxy

Sơn PUsơn Epoxy đều là sản phẩm cao cấp trong các dòng sơn công nghiệp. Sở hữu những tính năng vượt trội giúp bảo vệ bề mặt sàn, chống hóa chất, tăng độ an toàn, chống trơn trượt, chống ăn mòn và hư hỏng, đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ không gian sử dụng.

Tiêu chí  Sơn Epoxy Sơn PU
Thời gian khô cứng 6 – 8 ngày 2 – 4 ngày
Nhiệt độ thi công Trên 10oC Từ – 6oC đến 43oC
Độ liên kết với bê tông Rất tốt Yếu
Độ co giãn Thấp Tốt
Độ linh hoạt Không có Tốt
VOCs Thấp Cao
Mùi
Khả năng kháng xăng dầu Thấp Cao
Khả năng kháng hóa chất Thấp Cao
Khả năng chống tia UV Không có Cao
Khả năng chịu sốc nhiệt Không Tốt
Sử dụng ngoài trời Không

1.5. Nên lựa chọn sơn PU hay sơn Epoxy

Để lựa chọn sơn PU hay sơn Epoxy, bạn cần tìm hiểu đặc điểm của 2 loại sơn trên và xem xét kỹ mục đích, chi phí thi công và các điều kiện khác để lựa chọn loại sơn phù hợp nhất. Bạn có thể quyết định lựa chọn dựa trên dựa trên các tiêu chí như giá thành, khả năng chiu nhiệt, độ bền,… Chúng tôi sẽ gợi ý chi bạn một vài tiêu chí sau:

  • Nếu dựa vào giá thành rẻ và đủ nhu cầu sử dụng thì nên chọn sơn Epoxy.
  • Đối với những nhà xưởng có tia UV, nhiệt độ, điều kiện khắc nghiệt, nên sử dụng sơn PU.
  • Xét về độ bền và tuổi thọ thì sơn PU có độ bền cao hơn so với sơn Epoxy.
  • Nếu nhà xưởng bạn cần tiếp xúc nhiều với hóa chất thì sơn Epoxy là sự lựa chọn hợp lý.

2. Hướng dẫn quy trình thi công sơn PU đầy đủ và chính xác nhất

Quy trình thi công sơn PU thông thường sẽ gồm 6 bước:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt tạo nhám và chân bám
  • Bước 2: Tạo rãnh ngàm chống giật
  • Bước 3: Vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn
  • Bước 4: Thi công lớp sơn lót PU
  • Bước 5: Thi công lớp sơn phủ PU
  • Bước 6: Nghiệm thu công trình và bàn giao

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bước công việc cụ thể.

2.1. Xử lý bề mặt tạo nhám và chân bám

Đầu tiên, làm sạch bề mặt sàn bê tông, loại bỏ các vật cản, vết bẩn trên bề mặt sàn như bụi bẩn, dầu mỡ. Tiếp theo, sử dụng máy mài sàn bê tông để tạo độ nhám và độ bám dính.

Bước này giúp tạo độ bám chắc chắn đồng thời loại bỏ phần bê tông yếu, rêu, nấm mốc hay bất kỳ tạp chất nào làm giảm độ bám dính giữa lớp sơn PU và sàn bê tông.

  • Lưu ý: Những khu vực có góc nhỏ không thể mài được bằng máy mài sàn công nghiệp thì phải sử dụng máy mài sàn cầm tay để xử lý bề mặt tạo nhám và chân bám.

2.2. Tạo rãnh ngàm chống giật

Cắt tạo rãnh ngàm cho sàn tại các vị trí cách điểm nối giữa sàn và chân cột tường 5 – 10 cm để chống giật cho lớp sơn PU, đảm bảo lớp sơn phủ chắc chắn sau khi hoàn thiện với độ bền cao. Chiều rộng ngàm tối thiểu là 5mm và độ sâu sẽ gấp đôi độ dày của lớp sơn PU.

2.3. Vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn

Sử dụng máy hút bụi công suất lớn để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn trên bề mặt sàn và các khe ngàm. Đối với những khu vực kín gió cần lắp thêm quạt thông gió để đảm bảo an toàn thi công.

2.4. Thi công lớp sơn lót PU

Trộn đều 4 thành phần của sơn PU, đổ vật liệu lên sàn và trải đều bằng bay răng cưa phù hợp. Dùng bay răng cưa để làm nhám bề mặt cho lớp sơn lót PU. Đảm bảo phủ kín hoàn toàn các khe ngàm đã cắt ở bước 2.

2.5. Thi công lớp sơn phủ PU

Tính toán định mức thật kỹ trước khi thi công bằng cách xác định diện tích bề mặt sàn cần sơn và chuẩn bị đủ vật liệu để sơn với độ dày mong muốn.

  • Đổ vật liệu lên sàn và trải đều bằng bàn cào răng cưa phù hợp. Dùng bay răng cưa để làm phẳng lớp sơn phủ PU.
  • Dùng con lăn có gai loại bỏ bọt khí và làm phẳng bề mặt ngay sau đó.
  • Thời gian khô của lớp sơn hoàn thiện thường kéo dài từ 12 đến 24 giờ tùy theo điều kiện thời tiết.

Lớp sơn phủ này sẽ tạo ra bề mặt sáng bóng và bền chắc, giúp bảo vệ sàn khỏi các tác động từ các tác nhân có hại.

2.6. Nghiệm thu công trình và bàn giao

Đây bước cuối cung trong quy trình thi công sơn PU sàn nhà xưởng. Sau khi hoàn thiện thi công sơn sàn PU, tiến hành quá trình nghiệm thu và bàn giao công trình. Đảm bảo sàn được thi công đúng quy trình và đạt chất lượng yêu cầu.

3. Đơn giá thi công sơn PU sàn nhà xưởng

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá sơn PU sàn nhà xưởng

Giá sơn sàn PU phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như:

  • Diện tích và quy mô công trình: Diện tích bề mặt sàn thi công và quy mô công trình sẽ ảnh hưởng đến lượng vật liệu cần thiết và thời gian thi công sơn sàn PU. Từ đó ảnh hưởng đến giá thành thi công sơn PU sàn nhà xưởng.
  • Loại sơn PU sử dụng: Có rất nhiều loại sơn PU khác nhau với những đặc tính và công dụng riêng. Các loại sơn lót và sơn phủ có thể có giá khác nhau do tính năng và công dụng khác nhau.
  • Độ dày lớp sơn PU: Độ dày lớp sơn ảnh hưởng tới lượng vật liệu sử dụng và thời gian thi công. Lớp phủ dày hơn có thể làm tăng giá do sử dụng nhiều vật liệu hơn.
  • Tình trạng bề mặt sàn bê tông: Bề mặt sàn cần được làm sạch, chuẩn bị và xử lý trước khi sơn. Bề mặt xấu cần phải xử lý sẽ làm tăng chi phí thi công.
  • Vị trí và điều kiện thi công: Vị trí của công trình có thể ảnh hưởng đến giá cả do chi phí vận chuyển, điều kiện thời tiết và môi trường làm việc.
  • Yêu cầu kỹ thuật đặc biệt: Tùy thuộc vào từng yêu cầu của chủ đầu tư mà chi phí thi công sơn PU sẽ có mức giá khác nhau.

3.2. Báo giá sơn PU sàn nhà xưởng

Chúng tôi xin giới thiệu sơ bộ đơn giá thi công trọn gói, đã bao gồm vật tư và nhân công. Đơn giá này được áp dụng cho bề mặt sàn thi công có diện tích từ 1000 m2 trở lên. Đơn giá có thể thay đổi tùy thuộc và tình huống cụ thể.

  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete MF 3mm: 600.000 VNĐ/m2 – 630.000 VNĐ/m2
  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete MF 4mm: 800.000 VNĐ/m2 – 830.000 VNĐ/m2
  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete UD200 6mm: 1.300.000 VNĐ/m2 – 1.330.000 VNĐ/m2
  • Đơn giá thi công sơn PU Ucrete UD200 7mm: 1.500.000 VNĐ/m2 – 1.530.000 VNĐ/m2

4. Đơn vị thi công sơn PU sàn nhà xưởng uy tín

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thi công hoàn thiện sàn bê tông công trình, Công ty TNHH TRT Việt nam là đơn vị thi công sơn PU và sơn Epoxy uy tín hàng đầu, luôn được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Chúng tôi xin cam kết:

  • Tư vấn miễn phí: Được tư vấn miễn phí giúp tối ưu về giải pháp cũng như dịch vụ trước khi thi công
  • Giá cả: Giá tốt nhất khu vực miền Bắc hiện nay.
  • Sản phẩm: Chỉ thi công hàng chính hãng, chất lượng, có đầy đủ các tem, mác, giấy tờ, chứng chỉ CO/CQ hiện hành.
  • Chuyên môn: Đội ngũ tư vấn và thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm.
  • Thiết bị máy móc: Luôn sử dụng các hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến, giúp rút ngắn quá trình thi công và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Quy trình thi công: Đáp ứng đúng tiến độ, giám sát và thi công nghiêm ngặt, chuẩn kỹ thuật.
  • Chính sách sau thi công: Chế độ bảo hành dài hạn, hậu mãi chu đáo và tận tình

5. Kết luận

Trong bài biết này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về dòng sơn PU công nghiệp, cũng như quY trình thi công sơn PU sàn nhà xưởng. Nếu có vấn đề cần thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: trtvn.com hoặc Hotline: 0925.63.63.68 – 0931.838.586 (Mr. Hiền Tài) để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.

 

Leave Comments

0925.63.63.68
0925636368