Đặc điểm, công dụng của sơn chống nóng là gì? Sử dụng sơn chống nóng có thực sự hiệu quả?

Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng sơn chống nóng đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những nơi có thời tiết nóng nực như các tỉnh khu vực miền Nam. Vậy liệu sử dụng sơn chống nóng có thực sử hiệu quả? Đây là câu hỏi thường gặp của các chủ đầu tư đang tìm giải pháp làm mát khi thi công nhà máy, nhà xưởng, kho bãi, khu vực làm việc, sinh hoạt,… Trên thị trường, rất nhiều sản phẩm sơn chống nóng được quảng cáo với những hứa hẹn hấp dẫn về khả năng cách nhiệt thần kỳ. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Trong bài viết này, TRT Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về hiệu quả của sơn chống nóng.

1. Tìm hiểu khái quát về sơn chống nóng

1.1. Sơn chống nóng là gì?

Sơn chống nóng (sơn cách nhiệt), là loại sơn thường được sử dụng để giảm nhiệt độ trên bề mặt mái nhà và nhiệt độ không gian bên trong. Sơn chống nóng có thành phần cấu tạo là chất tạo màng, những chất này có khả năng cách nhiệt và phản xạ ánh sáng mặt trời. Nhờ đó mà chúng được sử dụng cho các công trình có mặt ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như mái tôn, sân thượng, tường ngoài.

1.2. Cơ chế hoạt động của sơn chống nóng

Cơ chế hoạt động của sơn chống nóng dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản sau:

1.2.1.Sơn chống nóng có khả năng phản xạ nhiệt

Sơn chống nóng có thành phần cấu tạo bao gồm lớp sơn lỏng, lớp màu, lớp keo dính và chất tạo màng có khả năng ngăn cản truyền nhiệt và phản xạ tia hồng ngoại – thành phần chính mang theo nhiệt từ mặt trời. Bằng cách phản xạ nhiệt trở lại, bức tường hấp thụ ít nhiệt hơn, giúp giảm nhiệt độ bên trong công trình.

1.2.2. Sơn chống nóng có độ phát xạ nhiệt thấp

Sơn chống nóng có độ phát xạ nhiệt thấp. Bề mặt tường khi được phủ một lớp sơn chống nóng sẽ tỏa nhiệt ra môi trường chậm hơn, hạn chế sự truyền nhiệt vào bên trong công trình.

Bảng hệ số phát xạ nhiệt của một số màu sơn chống nóng phổ biến:

Sample Emissivity
Cool Yellow 0,92
Standard Yellow 0,87
Cool Black 0,90
Standard Black 0,91
Cool Brown 1 0,90
Standard Brown 1 0,92
Cool Brown 2 0,89
Standard Brown 2 0,89

Từ bảng hệ số phát xạ nhiệt trên, ta có thể thấy hệ số phát xạ nhiệt (cột giữa) của các màu sơn chống nóng từ 0,87 – 0,92. Hệ số này thấp hơn so với hệ số phát xạ nhiệt của các vật liệu như đá marble (0,94), kính (0,94), xi măng (0,96), sơn lacquer (0,97),…

2. Tìm hiểu đặc điểm, công dụng thực tế của sơn chống nóng

2.1. Sơn chống nóng giúp giảm nhiệt độ công trình từ 2 – 4o

Trên thực tế, sơn chống nóng có thể giảm nhiệt độ công trình chỉ khoảng từ 2 – 4oC, tùy thuộc vào điều kiện thi công cụ thể. Mức giảm 12 – 20oC thường được quảng cáo chỉ đạt được khi sơn nhiều lớp dày, khá tốn kém chi phí.

2.2. Tuổi thọ sơn chống nóng kéo dài từ 3 – 5 năm

Tuổi thọ của sơn chống nóng cũng không quá dài. Hiệu quả của sơn chống nóng cũng giảm dần theo thời gian. Lớp sơn có thể bị bong tróc, bám bụi bẩn, khiến khả năng phản xạ nhiệt suy giảm. Vì vậy, sau khoảng thời gian sử dụng từ 3 – 5 năm, bạn cần tiến hành phủ lại lớp sơn khác để duy trì hiệu quả.

2.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của sơn chống nóng

Sơn chống nóng chỉ là một phần trong giải pháp chống nóng tổng thể. Sơn chống nóng có phát huy được tối đa hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ dày lớp sơn, chất lượng sơn, kết cấu tường, hướng công trình, vật liệu xây dựng, mái lợp, độ thông gió…  dfsfsdfsfsdfsdf.

  • Độ dày lớp sơn chống nóng: Sừ dụng nhiều lớp sơn chống nóng hơn sẽ làm tăng khả năng phản xạ nhiệt và cách nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc chi phí sẽ tốn kém hơn. sdfsdf
  • Chất lượng sơn chống nóng: Hiện nay có rất nhiều loại sơn chống nóng tràn lan trên thị trường. Việc sử dụng sơn chính hãng có đầy đủ chứng nhận chất lượng là điều rất quan trọng. Sơn kém chất lượng không những không có tác dụng chống nóng mà còn có thể chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Màu sắc sơn: Màu sáng, đặc biệt là màu trắng sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời tốt hơn, giúp giảm nhiệt độ hiệu quả hơn so với màu tối như màu đen.

  • Kết cấu tường: Bức tường dày, được xây bằng vật liệu cách nhiệt tốt như gạch đặc, bê tông cốt thép sẽ có khả năng chống nóng hiệu quả hơn so với tường mỏng, xây bằng gạch rỗng.
  • Hướng công trình: Công trình có các bức tường hướng Tây sẽ nhận bức xạ nhiệt mạnh nhất trong ngày nên cần ưu tiên sơn chống nóng.
  • Điều kiện môi trường: Độ ẩm cao và thông gió kém cũng làm giảm khả năng giảm nhiệt của sơn.

2.4. Giá thành thi công sơn chống nóng

Nếu bạn cần mua sơn chống nóng để tự thi công, giá thành của sơn chống nóng sẽ cao hơn so với sơn thông thường, dao động từ 600.000 – 4.000.000 VNĐ/thùng 3.8-18 lít.

Còn nếu bạn muốn thi công chọn gói, tùy thuộc vào điều kiện và tình hình thi công thực tế, thi công sơn chống nóng sẽ có các mức giá khác nhau. Mức giá thi công sơn chống nóng phổ biến hiện nay trên thị trường như sau:

  • Thi công sơn chống nóng trên bề mặt cũ: 140.000 VNĐ/m– 160.000 VNĐ/m2
  • Thi công sơn chống nóng trên bề mặt mới: 100.000 VNĐ/m– 130.000 VNĐ/m2

3. Một số biện pháp kết hợp với sơn chống nóng giúp tăng khả năng giảm nhiệt

Sơn chống nóng là giải pháp hữu ích nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề chống nóng cho công trình. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp các biện pháp khác như:

  • Che chắn ánh nắng mặt trời: Sử dụng mái hiên, rèm cửa, cây xanh để hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào tường nhà.
  • Cách nhiệt tường nhà: Lắp đặt tấm cách nhiệt, phun xốp PU Foam cho tường nhà để ngăn chặn nhiệt truyền vào bên trong.
  • Thiết kế thông gió hợp lý: Thiết kế hệ thống thông gió tốt giúp lưu chuyển không khí và tản nhiệt ra bên ngoài.
  • Sử dụng vật liệu xây dựng cách nhiệt: Chọn gạch đặc, bê tông cốt thép, vật liệu có tính cách nhiệt tốt cho công trình.

4. Hướng dẫn quy trình thi công sơn chống nóng hiệu quả

Để đạt hiệu quả chống nóng tốt nhất, bạn cần thi công sơn chống nóng theo đúng quy trình. Thông thường quy trình thi công sơn chống nóng tại TRT Việt Nam sẽ bao gồm 8 bước:

  • Bước 1: Kiểm tra, xử lý bề mặt thi công
  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt trước khi tiến hành sơn lót
  • Bước 3: Thi công sơn lót cho bề mặt
  • Bước 4: Thi công phủ sơn chống nóng lớp thứ nhất
  • Bước 5: Kiểm tra lại và xử lý lớp sơn phủ thứ nhất
  • Bước 6: Thi công phủ sơn chống nóng lớp thứ hai
  • Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình
  • Bước 8: Bảo hành công trình

Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình thi công sơn chống nóng, bạn có thể tham khảo bài viết “Hướng dẫn quy trình thi công sơn chống nóng” của chúng tôi.

5. TRT Việt Nam – Đơn vị thi công sơn chống nóng uy tín hàng đầu Việt Nam

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực hoàn thiện sàn công nghiệp, mài sàn phủ bóng, sơn Epoxy, sơn PU, sơn chống nóng chất lượng cao, Công ty TNHH TRT Việt nam tự hào là đơn vị thi công sơn chống nóng uy tín hàng đầu, luôn được được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Chúng tôi xin cam kết:

  • Tư vấn miễn phí: Được tư vấn miễn phí giúp tối ưu về giải pháp cũng như dịch vụ trước khi thi công
  • Giá cả: Giá tốt nhất khu vực miền Bắc hiện nay
  • Sản phẩm: Chỉ thi công hàng chính hãng, chất lượng, có đầy đủ các tem, mác, giấy tờ, chứng chỉ CO/CQ hiện hành.
  • Chuyên môn: Đội ngũ tư vấn và thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm.
  • Thiết bị máy móc: Luôn sử dụng các hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến, giúp rút ngắn quá trình thi công và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Quy trình thi công: Đáp ứng đúng tiến độ, giám sát và thi công nghiêm ngặt, chuẩn kỹ thuật.
  • Chính sách sau thi công: Chế độ bảo hành dài hạn, hậu mãi chu đáo và tận tình

6. Kết luận

Trong bài biết trên, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn công dụng của sơn chống nóng và một số biện pháp chống nóng kết hợp. Nếu còn những mắc liên quan đến sơn chống nóng hoặc các dịch vụ hoàn thiện sàn công nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: trtvn.com hoặc Hotline: 0925.63.63.68 – 0931.838.586 (Mr. Hiền Tài) để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.

Leave Comments

0925.63.63.68
0925636368