Sơn PU và sơn Epoxy, đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho nhà xưởng của bạn?

Sơn PU sơn Epoxy là hai dòng sơn thường được sử dụng trong ngành sơn công nghiệp. Bởi chúng mang lại những tính năng vượt trội như: tính thẩm mỹ, khả năng chịu mài mòn, va đập,… Tuy nhiên, mỗi loại sơn lại có những thành phần và tính năng khác nhau. Vì thế nên chúng có những ưu điểm, thế mạnh riêng biệt. Việc cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 loại sơn này cũng là vấn đề mà khách hàng thường xuyên gặp phải. Trong bài viết dưới đây, TRT VIệt Nam sẽ giúp bạn phân biệt sơn Epoxy và sơn PU một cách đầy đủ nhất.

1. Tổng quan về sơn PU và sơn Epoxy

1.1. Thành phần cấu tạo và đặc điểm của sơn PU

Sơn sàn PU (tên khoa học Polyurethane) là loại sơn sàn chất lượng cao. Sơn PU gồm 4 thành phần chính: Chất kết dính (polyisocyanate), chất đóng rắn, silicat và thành phần màu. Bốn loại thành phần này mang đến cho sơn PU có khả năng chắc chắn, bền bỉ và không thấm nước. Sơn PU có độ bền tốt, chống chịu axit hóa chất, mài mòn cơ học và sốc nhiệt. Vì những đặc tính này, sơn PU thường được sử dụng trong thi công sơn sàn bê tông nhà xưởng.

Sơn PU mang những đặc tính như chịu tải trọng cao, chống sốc nhiệt tốt, kháng hóa chất mạnh… Nhờ đó, sơn PU phù hợp với các loại môi trường làm việc khắc nghiệt như nhà xưởng công nghiệp, kho đông lạnh. Sơn PU cho bề mặt sàn đàn hồi, phẳng, nhẵn, chống mài mòn và va đập mạnh. Sơn sàn PU với các đặc tính vật liệu làm giảm sự trơn trượt, giúp bảo vệ người sử dụng. Sơn PU cũng mang lại khả nâng kháng nước hiệu quả. Sức căng bề mặt sơn PU làm cho bất kỳ chất lỏng nào dính trên bề mặt sẽ không bị thấm vào sàn bê tông mà sẽ ngưng tụ và đọng lại trên sàn. Bạn có thể dễ dàng làm sạch và vệ sinh vêt bẩn này sau đó.

1.2. Thành phần cấu tạo và đặc điểm sơn Epoxy

Sơn Epoxy là loại sơn có hai thành phần chính gồm chất làm cứng và dung môi, ngoài ra còn có một số chất phụ gia khác. Sơn Epoxy có độ bám dính cao trên hầu hết các bề mặt bê tông, kim loại, gỗ,… Đây là loại sơn thường được sử dụng trong thi công sơn sàn công nghiệp, nhà xưởng. Sơn epoxy có những tính năng vượt trội như khả năng chịu lực cao, cách nhiệt tốt, chống tĩnh điện, chống cháy, chống nấm mốc, chống thấm và chống mài mòn… Với những tính năng vượt trội, sơn Epoxy ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

2. So sánh sơn PU và sơn Epoxy

2.1. Sự giống nhau giữa sơn PU và sơn Epoxy

Sơn PUsơn Epoxy là hai dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các loại sơn công nghiệp. Chúng sở hữu những tính năng vượt trội như: bảo vệ bề mặt sàn, chống hóa chất, chống trơn trượt, chống mài mòn và hư hỏng và có độ bền cao. Điều này giúp giảm thiểu chi phí bảo trì, bảo dưỡng và tăng hiệu quả cho các hoạt động sử dụng sàn công nghiệp. Cũng vì thế, các sản phẩm cao cấp như Sơn Epoxy, PU sẽ có giá cao hơn các loại sơn thông thường khác. Bên cạnh đó, yêu cầu kỹ thuật cũng khắt khe hơn và kết quả đạt được sẽ tốt hơn nhiều so với các dòng sơn khác.

2.2. Bảng so sánh khái quát Sơn PU và sơn Epoxy

Tiêu chí  Sơn Epoxy Sơn PU
Thời gian khô cứng 6 – 8 ngày 2 – 4 ngày
Nhiệt độ thi công Trên 10oC Từ – 6oC đến 43oC
Độ liên kết với bê tông Rất tốt Yếu
Độ co giãn Thấp Tốt
Độ linh hoạt Không có Tốt
VOCs Thấp Cao
Mùi
Khả năng kháng xăng dầu Thấp Cao
Khả năng kháng hóa chất Thấp Cao
Khả năng chống tia UV Không có Cao
Khả năng chịu sốc nhiệt Không Tốt
Sử dụng ngoài trời Không

2.3. Phân tích chi tiết sự khác nhau giữa sơn PU và sơn Epoxy

Sự khác nhau về giá thành 

Giá thành là điều đầu tiên mà các nhà đầu tư thường quan tâm đến khi so sánh hai dòng sơn này.  Tuy nhiên, xét về độ bền thì sơn PU được đánh giá cao hơn nhờ vào các chức năng của dòng sơn này. Vì thế, nếu chủ đầu tư thường chọn thi công sơn Epoxy nếu muốn tối ưu chi phí.

Sự khác nhau về màu sơn và độ bóng

Sơn Epoxy có độ bóng cao hơn sơn PU nên có tính thẩm mỹ tốt hơn và cũng dễ dàng hơn trong việc lau chùi. Sơn PU có độ sáng bóng thấp nhưng độ chính xác cao hơn và độ bền màu tốt hơn sơn Epoxy.

Sự khác nhau về khả năng chống mài mòn

Sàn PU có khả năng đàn hồi tốt hơn hơn sơn Epoxy. Vì vậy, Sơn PU sẽ có khả năng chống mài mòn hiệu quả và có thể chịu được nhiều loại hóa chất nhờ tính đàn hồi và liên kết chéo tốt.

Sự khác nhau về thành phần cấu tạo

Sơn Epoxy: gồm 2 thành phần chính là phần sơn và chất đóng rắn. Phần sơn có tác dụng mang lại vẻ đẹp cho bề mặt, che khuyết điểm và đánh bóng. Chất đóng rắn giúp bề mặt chịu được những tác động từ các yếu tố bên ngoài. Sơn Epoxy là dòng sơn chuyên dùng để phủ lên bề mặt sàn bê tông giúp che phủ các vết nứt và làm sáng bóng bề mặt sàn.

Sơn PU: có thành phần chính là nhựa Polyurethane với ưu điểm là khả năng chống thấm tuyệt vời. Thành phần còn lại thường là polyol hoặc polyamit. Khi các thành phần kết hợp với nhau, chúng tạo thành một lớp liên kết có khả năng chịu được  ảnh hưởng của thời tiết, linh hoạt, chống mài mòn và kháng hóa chất.

Sự khác nhau về khả năng chống sốc nhiệt

Về khả năng chống sốc nhiệt, sơn PU mang đến khả năng chống sốc nhiệt cực tốt:

  • Lớp sơn PU độ dày 4mm có thể chịu mức nhiệt từ – 15°C đến 70°C.
  • Lớp sơn PU độ dày 6mm có thể chịu mức nhiệt từ – 25°C đến 80°C.
  • Lớp sơn PU độ dày 9mm có thể chịu mức nhiệt từ – 40°C đến 150°C.

Trong khi đó, sơn Epoxy chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 5°C đến 60°C.

Vì thế sơn PU sẽ là sự lựa chọn tốt với những khu vực có điều kiện môi trường khắc nghiệt như kho đông lạnh, nhà máy sấy, công xưởng,…

Sự khác nhau về khả năng kháng hóa chất

Về khả năng kháng hóa chất, Sơn Epoxy được đánh giá tốt hơn so với sơn PU. Mặt sàn phủ Epoxy không dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với axit và các chất bazơ. Trong khi đó, Sơn PU chỉ có thể kháng hóa chất ở mức độ tương đối.

Sự khác nhau về cách sử dụng hai loại sơn PU và sơn Epoxy

Sơn Epoxy với khả năng bám dính tốt có thể sử dụng hiệu quả làm lớp sơn lót hoặc lớp phủ bề mặt. Sơn PU không bám dính trực tiếp tốt với bề mặt bê tông nên tốt nhất nên sử dụng sơn PU phủ lên lớp sơn lót Epoxy giúp bảo vệ cho các công trình ngoài trời.

3. Nên lựa chọn sơn PU hay sơn Epoxy cho sàn nhà xưởng?

Để lựa chọn sơn PU hay sơn Epoxy, bạn cần tìm hiểu đặc điểm của 2 loại sơn trên và xem xét kỹ mục đích, chi phí thi công và các điều kiện khác để lựa chọn loại sơn phù hợp nhất. Bạn có thể quyết định lựa chọn dựa trên dựa trên các tiêu chí như giá thành, khả năng chiu nhiệt, độ bền,… Chúng tôi sẽ gợi ý chi bạn một vài tiêu chí sau:

  • Nếu dựa vào giá thành rẻ và đủ nhu cầu sử dụng thì nên chọn sơn Epoxy.
  • Đối với những nhà xưởng có tia UV, nhiệt độ, điều kiện khắc nghiệt, nên sử dụng sơn PU.
  • Xét về độ bền và tuổi thọ thì sơn PU có độ bền cao hơn so với sơn Epoxy.
  • Nếu nhà xưởng bạn cần tiếp xúc nhiều với hóa chất thì sơn Epoxy là sự lựa chọn hợp lý.

4. Đơn vị thi công sơn PU và sơn Epoxy uy tín khu vực miền Bắc

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thi công hoàn thiện sàn bê tông công trình, Công ty TNHH TRT Việt nam là đơn vị thi công sơn PU và sơn Epoxy uy tín hàng đầu, luôn được được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Chúng tôi xin cam kết:

  • Tư vấn miễn phí: Được tư vấn miễn phí giúp tối ưu về giải pháp cũng như dịch vụ trước khi thi công
  • Giá cả: Giá tốt nhất khu vực miền Bắc hiện nay.
  • Sản phẩm: Chỉ thi công hàng chính hãng, chất lượng, có đầy đủ các tem, mác, giấy tờ, chứng chỉ CO/CQ hiện hành.
  • Chuyên môn: Đội ngũ tư vấn và thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm.
  • Thiết bị máy móc: Luôn sử dụng các hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến, giúp rút ngắn quá trình thi công và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Quy trình thi công: Đáp ứng đúng tiến độ, giám sát và thi công nghiêm ngặt, chuẩn kỹ thuật.
  • Chính sách sau thi công: Chế độ bảo hành dài hạn, hậu mãi chu đáo và tận tình

5. Kết luận

Trong bài biết này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn hai dòng sản phẩm phổ biến trong ngành sơn công nghiệp, đó là sơn PU và sơn Epoxy, cũng như sự khác nhau giữa hai dòng sơn này. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: trtvn.com hoặc Hotline: 0925.63.63.68 – 0931.838.586 (Mr. Hiền Tài) để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.

Leave Comments

0925.63.63.68
0925636368